Với phần hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản trong việc sơ cứu khi bị thương, rất hữu ích đề phòng khi có trường hợp xấu xảy ra, bạn hoàn toàn có thể tự ứng phó khi không có ai giúp đỡ hoặc giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh này…
Khi mắt bị thương: mù lòa luôn có nguy cơ xảy ra nếu bạn không kịp xử lý các vết thương ở vùng mắt.
Các nguyên nhân hay gặp: khi có vật lạ hoặc bụi bẩn bị thổi vào mắt nhưng không lấy ra được, gây ma sát thêm nặng nề.
Triệu chứng:
– Nhìn thấy vật thể trong mắt
– Nhức đầu, đau mắt đỏ, mắt chảy máu,…
Cách sơ cứu mắt bị tổn thương:
– Sờ vào mắt nhẹ nhàng và cẩn thận.
– Rửa tay trước khi xử lý vết thương.
– Băng hờ xung quanh vùng mắt trong trường hợp không thể lấy vật ra khỏi mắt hay mí mắt.
– Trong trường hợp mắt bị bỏng hóa chất, dùng vòi nước rửa sạch mắt theo hướng từ mũi đi ra.
– Ngoài việc băng hờ xung quanh hai mắt, ta có thể băng lên trực tiếp hai mắt để tránh gây tổn thương cho mắt còn lại trong trường hợp không thể lấy vật thể ra khỏi mắt.
– Đừng lên cố lấy vật nếu mắt bị vật nhọn ghim vào hoặc bị vướng nào nhãn cầu, úp một ly giấy lên mắt bị thương và băng cả hai mắt.
– Trấn tĩnh tinh thần nạn nhân nếu họ hốt hoảng vị bị băng hai mắt.
– Gọi điện nhờ sự trợ giúp từ trạm y tế.
– Khi nạn nhân bị ngất đi, tránh làm khô nhãn cầu bằng việc khép 2 mi mắt.
Mũi:
Mũi thường bị chảy máu bởi các nguyên nhân: đau ở vùng đầu, cổ, cảm lạnh, tăng huyết áp hoặc do ảnh hưởng của thời tiết.
Nhiều trường hợp chảy máu cam nghiêm trọng khiến nạn nhân vô cùng lo sợ.
Cách sơ cứu:
– Giữ yên nạn nhân và cố định đầu, cổ họ trong trường hợp chảy máu mũi vì bị tổn thương đầu hoặc cổ.
– Cầm máu bằng cách đặt nạn nhân ngồi xuống và nghiêng đầu về phía trước, cằm hướng về ngực và kẹp kín mũi lại.
Đối với tổn thương mũi và tai:
Đừng bao giờ dùng các vật nhọn gắp vật ra khỏi mũi hoặc tai. Nếu kẹt côn trùng trong lỗ tai, bạn có thể dùng nước ấm để vật thoát ra từ từ, trong trường hợp không thể lấy ra, hãy đưa nạn nhân đến bác sĩ.
Đối với việc thủng màng nhĩ, điều đầu tiên cần băng lại để tránh gây nhiễm trùng và tuyệt đối tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao (đặc biệt bơi lội) đến khi màng nhĩ lành lại.
Không nên ngửa mặt trong trường hợp chảy máu cam, vì khi lượng máu chảy ra quá nhiều, máu sẽ tràn xuống bụng gây hiện tượng ói máu. Như vậy sẽ gây khó khan hơn trong việc chẩn đoán của bác sĩ, có thể phải nội soi để tìm ra nguyên nhân chảy máu thật sự.
(Theo Afamily)