Có thể bạn vẫn cho rằng việc ngoáy tai thường xuyên là rất bình thường và cần thiết, bạn nghĩ ràng việc này sẽ giúp tai bạn được vệ sinh sạch sẽ, nhưng sự thật lại trái ngược lại suy nghĩ đó, ngoáy tai thường xuyên do ngứa có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Ráy tai và chức năng bảo vệ
Ráy tai là chất nhờn được tiết ra từ ống tai ngoài có chức năng bảo vệ thành ống tai vì có chứa thành phần kháng sinh, chất dính để “bẫy” vi khuẩn để bảo vệ thính giác của chúng ta. Sự chuyển động của các nhung màu trên bề mặt tuyến sẽ khiến ráy tai tự khô dần và từ từ bong ra ngoài.
Hậu quả nghiêm trọng
Đa số người ta cho rằng ngứa tai là do ráy tai gây nên vì thế họ sẵn sàng ngoáy bất cứ nơi đâu và dùng bất cứ vật nào, kể cả những vật sắc nhọn không cần biết có vệ sinh hay không. Tuy nhiên, nếu càng ngoáy nhiều, sẽ làm ảnh hưởng bề mặt ống tai và khiến nước tràn vào dễ dàng hơn khi tắm.
Đặc biệt, những dịch vụ ngoáy tai ở các tiệm cắt tóc có khả năng chứa các mầm bệnh về tai bởi dụng cụ vệ sinh không được khử trùng kĩ càng và tay nghề qua loa của thợ. Điều này có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm, thậm chí là HIV/AIDS. Bởi vì dụng cụ ráy được sử dụng truyền qua nhiều người. Do ít người biết được chức năng bảo vệ của lớp lông tơ trên ống tai, nên các thợ vô tư cạo nhẵn mà không biết điều này khiến bụi bẩn dễ dàng vào bên trong tai hơn.
Việc ngoáy tai nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới màn nhĩ bởi việc làm mỏng các tế bào, chưa kể đến việc lấy ráy tai không đúng cách còn khiến vi khuẩn và ráy lọt vào sâu bên trong hơn gây khó chịu. Nghiêm trọng còn có những trường hợp chảy máu và viêm nhiễm gây ảnh hưởng nặng.
Ngoáy tai là một trong những nguyên nhân gây bên viêm ống tai. Những triệu chứng xảy ra như đau rát, sưng nửa mặt hoặc nghiêm trọng hơn sẽ là sốt.
Thậm chí đã từng có trường hợp tử vong vì bệnh uốn ván do tổn thương khi ngoáy tai.
Giải quyết
Nên xoa nhè nhẹ ngay vị trí vành tai nếu bị ngứa, khoan vội ngoáy tai. Nếu tình hình vẫn không cải thiện có thể dùng đến các thuốc nhỏ tai , khoảng 5 – 10 phút sau, nghiêng đầu về phía bên vùng tai bị bệnh, để thuốc còn sót lại chảy ra ngoài bằng cách day nắp tai nhẹ, rồi lấy bông tăm khô vệ sinh lại cho khô tai. Khoảng một tuần vẫn còn bị ngứa thì nên đi bác sĩ điều trị và không nên ngoáy tai.
Trong trường hợp khi tắm hoặc bơi để nước tràn vào lỗ tai khiến ù tai khó chịu, hãy nghiêng đầu từng bên và day nhẹ nắp tai sau đó lấy tăm bông lau khô lại.