Bệnh thủy đậu tùy không hại đến tính mạng nhưng có thể làm nhiễm trùng da hoặc gây viêm não. Đặc biệt, căn bệnh khá gây nguy hiểm cho thai phụ và có thể gây dị tật ở thai nhi. Chính vì thế cần phải bổ sung kiến thức để phòng tránh và chữa bệnh.
Bệnh thủy đậu
Varicella Zoster Virus (VZV) là thủ phạm gây nên căn bệnh này, có khả năng di truyền cao. Chỉ cần nói chuyện với người bị mắc bệnh, hoặc họ chỉ cần hắt xì cũng làm cho vi rút lây sang môi trường bên ngoài. Trẻ em thường mắc bệnh này nhiều hơn người lớn.
Sự khác nhau giữa thủy đậu và phát ban?
Nốt phỏng do thủy đậu thường phồng lên, bên trong chứa nước, xung quanh nốt có mẩn đỏ. Khác với phát ban, nốt thủy đậu sẽ mọc trên các vùng da khác nhau và cách nhau 3-4 ngày.
Dễ bị lây nhiễm
– Chỉ cần đụng chạm và tiếp xúc chung nguồn nước với người bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm.
– Dù tiếp xúc qua quần áo hoặc vải trải giường cũng đủ để lây lan, ngoài ra còn bằng dịch từ miệng và mũi.
– Sau khi tiếp xúc với người bệnh, từ 10-21 sẽ bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh.
– Khả năng lây bệnh cao nhất từ 1-2 ngày trước khi nổi vết phồng và sau khi vết phồng nổi khoảng 5 ngày.
Dấu hiệu khi phát bệnh
Từng thời kì của bệnh
– Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình khoảng 14-16 ngày, đây là thời gian tính từ lúc nạn nhân tiếp xúc với nguồn bệnh. Trong thời gian này, hầu như sẽ không có dấu hiệu phát bệnh nào.
– Thời kỳ bắt đầu: Bắt đầu sốt nhẹ, thường thêm ớn lạnh, người lừ đừ, buồn ăn, đau đầu, nhức mỏi cơ…giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày. Đối với trẻ em, có thể sẽ phát bệnh luôn tức thì.
– Thời kỳ phát bệnh: Đầu tiên sẽ mọc những nốt ra mẩn đỏ và ngứa khắp cả người, thâm chí ở mắt, mũi miệng và vùng kín. Sau 1-2 ngày, dần dần các nốt sẽ phổng lên và có dịch nước trong và mọc nhiều nơi.
Bệnh thường cảm thấy ngứa khi ở giai đoạn này. Bóng nước càng nhiều bệnh sẽ càng nặng. Từ 5-10 ngày, bóng nước sẽ vỡ ra và đóng mài. Nếu không bị nhiễm trùng thì sẽ không để lại sẹo.
Thông thường căn bệnh này có thể tự chữa trị bằng những cách sau:
- Cách li bệnh nhân trong phòng riêng và thoáng khí, có ánh nắng mặt trời.
- Dùng dung dịch nước muối 9% để vệ sinh mũi họng mỗi ngày.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh
- Tắm bằng nước ấm và mặc quần áo mỏng, nhẹ và rộng.
- Đối với trẻ em nên cắt gọn móng tay để tránh tình trạng gãi gây trầy xước và nhiễm trùng.
- Nên uống nhiều nước trái cây và ăn thức ăn dễ tiêu.
- Đưa bệnh nhân đến trạm y tế nếu xảy ra tình trạng khó chịu hoặc ngứa quá nhiều.
- Có thể dùng kèm thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chấm lên các nốt phỏng đã vỡ bằng dung dịch Milan.
- Sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
• Những việc nên và không nên:
- Hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với bên ngoài, ít lau chùi tắm rửa sẽ dần đến tình trạng nhiễm trùng các vết thương.
- Không nên lấy lá cây đắp lên vết phổng.
- Không được tùy tiện dùng các loại thuốc bôi, thoa.
- Không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt.
Những điều nên kiêng kị
– Kiêng chỗ đông người: Đây là căn bệnh dễ truyền nhiễm, nhất là bằng nước hô hấp. Nên từ khi có dấu hiệu phát bệnh hãy tránh xa những nơi đông người.
– Phân chia đồ dùng riêng: Những thứ như chén bát hay khăn nên để riêng ra cho người bệnh và không được xài chung.
Nên dùng riêng đồ cá nhân để bảo vệ bản thân
– Không gãi để làm vỡ nốt bóng nước: Việc gãi sẽ làm bể các nốt gây sẹo và làm ảnh hưởng đến vùng da khác. Để tránh tình trạng đó, hãy cắt gọn móng tay và mặc quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da.
– Không ăn đồ tanh, đồ sống: Bên cạnh việc ăn những thực phẩm dễ tiêu để bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng cho cơ thể, cần tránh những loại thịt độc như gà, vịt, bò và hải sản.
– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ bắt cách lau khăn ấm mỗi ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.