Một trong những khó khăn của việc làm mẹ, nhất là lần đầu chính là việc bé cứ khóc đòi ẵm suốt đêm. Vào ban ngày, việc chăm sóc bé khiến các mẹ tốn quá nhiều năng lượng, vì thế bạn cần nghỉ ngơi buổi tối để hồi phục năng lượng. Tuy nhiên, sự “bất hợp tác” của bé đôi lúc khiến bạn không thể ngủ và thậm chí phải thức cùng bé tới sáng.
Đừng xem thường những việc nhỏ nhặt như thế, ngoài nguyên nhân của việc thiếu vitamin D, bố mẹ đôi khi cũng là một phần nguyên nhân, hãy tham khảo những điều sau đây để tránh tập cho bé thói quen không tốt này.
1. Không gian quá tĩnh lặng
Có những bé khá nhạy cảm với tiếng động bởi vì được chăm trong gia đình khá kĩ. Có những cha mẹ cố gắng giữ không gian xung quanh không một tiếng động nào và đi nhẹ nói khẽ, nên vì thế vô tình đã tập cho bé thói quen nhạy cảm này, và dẫn đến việc bé sẽ dễ dàng tỉnh giấc khi chỉ một tiếng động thật nhỏ.
2. Để tâm vào bé quá nhiều
Việc để bé tự ngủ sẽ dễ dàng hơn việc cả gia đình bao quanh và nhìn chằm chằm vào bé, chính vì vậy sẽ khiến bé khó chịu và không thể tập trung ngủ được. Chính vì vậy, mẹ nên nhắm mắt theo khi đang ru bé ngủ và không nên để những thành viên ở trong phòng khi ru bé ngủ.
Bé rất khó ngủ khi cảm giác được nhiều người đang nhìn
3. Để bé ngủ trễ
Đừng nên ỷ lại việc để bé mệt mới cho ngủ, vì như vậy sẽ vô tình tạo cho bé thói quen ngủ khuya. Trẻ con có xu hướng thức dậy sớm hơn nên bạn cần điều chỉnh giờ ngủ thích hợp cho bé, dù chỉ sớm hơn 15-20 phút bình thường.
4. Phụ thuộc vào thức khác mới ngủ được
Tránh trường hợp lạm dụng xe nôi, hoặc ru bé ngủ khi đang đi xe quá nhiều. Bên cạnh việc ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bé, bạn sẽ vô tình khiến bé sau này phải được đu đưa mới có thể ngủ. Những trường hợp bé khóc hoặc cần được cưng nựng mới nên sử dụng những cách đó.
5. Tác động thần kinh
Một số cha mẹ có thói quen để bé ngủ sau khi xem TV hoặc lắp máy ru ngủ trong phòng, điều này chỉ khiến bé càng mất tập trung trong việc chìm sâu vào giấc ngủ. Hãy để bé tập làm quen với bóng tối, hoặc để một ánh sáng yếu trong phòng, như vậy sẽ khiến bé từ từ nhận thức rằng giờ ngủ đã đến rồi.
6. Tập thói quen trước khi ngủ cho bé
Những thói quen bình thường như tắm nước, nghe nhạc hoặc đọc sách tưởng bình thường nhưng thật sự khá ảnh hưởng đến việc ngủ của bé. Đừng đợi khi bé lớn mới nên bắt đầu mà hãy tập khi bé khoảng vài tuổi để bé nhận thức và tạo thói quen buồn ngủ.
7. Bất ngờ đổi chỗ ngủ của bé
Môi trường xa lạ sẽ khiến bé sợ hãi và không an toàn, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nên để bé tập thói quen mới từ từ chứ đừng đột ngột bắt bé một lúc phải ngủ chỗ mới ngay lập tức.