Thai nhi 40 tuần tuổi cũng là thời điểm bé bắt đầu kết thúc tam thứ nguyệt thứ 3 và chuẩn bị cho một sự khởi đầu mới với cuộc sống bên ngoài.
Tuy nhiên, có nhiều mẹ vẫn chưa thấy hiện tượng trở dạ, mẹ cũng đừng lo lắng quá vì có thể bé yêu nhà mình vẫn chưa sẵn sàng để chui ra ngoài. Vì vậy, mẹ hãy tiếp tục theo dõi hành trình của thai nhi 40 tuần tuổi và chuẩn bị tâm lý vì bé có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào nhé.
Thai nhi 40 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi ở tuần tuổi thứ 40, bé có cân nặng khoảng 3,4 kg và chiều cao khoảng 51cm tính từ đầu đến gót chân. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có cân nặng giống nhau mà còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của mẹ trong suốt quá trình thai kỳ.
Cơ thể thai nhi tuần này cũng đã giống trẻ sơ sinh và bé đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Phần xương của thai nhi đã cứng cáp nhưng xương sọ của bé vẫn chưa khít lại và có thể có khe hở tạo điều kiện cho bé dễ dàng lọt qua ống sinh.
Đó cũng là lý do vì sao các bé mới ra đời đỉnh đầu thường hơi giống hình chóp và tất nhiên hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài tuần nên những mẹ mới sinh bé lần đầu đừng quá lo lắng nhé. Ngoài ra, lớp da của bé cũng đã bong tróc để nhường chỗ cho lớp da mới và bé yêu của bạn cũng đã có thể thở một cách độc lập khi ra ngoài rồi đấy.
Thai nhi 40 tuần tuổi, mẹ thay đổi như thế nào?
Mẹ bầu trong tuần này sẽ cảm thấy tiết dịch nhầy ở âm đạo nhiều hơn, đồng thời các áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi và giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn.
Ở tuần này, mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng cân nhưng rất ít, tử cung của người mẹ lúc này cũng đã nhô lên khoảng 16 – 20 cm và cách khớp dính khoảng 36 – 40 cm, tử cung trở nên mềm dẻo và đàn hồi hơn để chuẩn bị thích nghi cho lần chuyển dạ sắp tới.
Đối với tuần thai này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đặc biệt nôn nóng, căng thẳng dẫn đến kiệt sức. Do vậy, mẹ hãy cứ yên tâm và để tinh thần thật thoải mái vì thường thì lần sinh đầu thời gian sẽ kéo dài và chậm nhưng cũng có thể tăng tốc khi nhờ sự trợ giúp của y học.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi 40 tuần tuổi
– Hãy giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ của bạn để luôn có được lời khuyên và sự hỗ trợ cũng như cho bạn biết được các thủ thuật giục sinh an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
– Hãy tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng cũng đừng quên những bài tập thể dục nhẹ nhàng như luyện những động tác hít thở để mẹ sinh dễ dàng hơn.
– Mẹ cũng nên để ý số lần bé cử động trong ngày, nếu số lần bé cử động là ít hơn 10 lần thì hãy nhờ đến bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé để đề phòng trường hợp bé bị mệt nhé.
– Cuối cùng là mẹ hãy kiểm tra mọi thứ lần cuối để không quên thứ gì và đừng quên thư giãn để tinh thần thật thoải mái bằng cách xem một bộ phim, nghe nhạc hay đọc một cuốn tiểu thuyết. Điều này sẽ giúp cho mẹ có thêm năng lượng để cuộc “ vượt cạn” được diễn ra tốt đẹp nhất.
Thu Phương (t/h)