Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là nhưng thông số được các bậc làm cha làm mẹ rất quan tâm. Bởi ai trong chúng ta khi có con mà không mong mỏi con yêu cao lớn và phát triển mỗi ngày. Số đo chiều cao và cân nặng chính là một trong những dấu hiệu quan trọng. Chúng giúp bố mẹ nhận biết con có đang thực sự phát triển tốt. Cũng như đảm bảo được sự phát triển bình thường của con qua từng gia đoạn. Nhưng nếu bạn chưa thực sự rõ về vấn đề này, hãy tham khảo nội dung được chia sẻ dưới đây.
1. Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh điều gì?
Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những thông số quan trọng. Thông qua đó các mẹ có thể biết được bé nhà mình có đang phát triển bình thường hay không. Chiều cao và cân nặng có đạt chuẩn hay chưa. Con có bị thừa cân, thiếu cân hay chậm lớn gì không. Để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp nhằm giúp trẻ tăng tưởng cân đối giống như những đứa trẻ cũng trang lứa.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ cũng đừng nên quá lo lắng khi chiều cao và cân nặng của con khác với các bé khác. Thực ra, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà sẽ có tốc độ độ phát triển riêng. Miễn là, bé tăng trưởng đều cả về hai yếu tố này là được. Các chuyên gia cho biết, sự phát triển về chiều cao và cân nặng cũng chỉ là yếu tố dựa trên đó để đánh giá tình trạng của trẻ. Mẹ nên lưu ý thêm các cột mốc về trí tuệ.
2. Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào qua từng độ tuổi?
Sự phát triển về thể chất của trẻ sơ sinh được xem là điều vô cùng lý thú. Nó liên tục có nhiều thay đổi mà có thể khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên. Bạn nên theo dõi sát sao sự tăng tưởng của trẻ về cân nặng lẫn chiều cao. Qua đó để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của bé cưng. Thông thường, chỉ số này sẽ thay đổi theo độ tuổi như sau:
2.1. Trẻ mới sinh
Trung bình sẽ dài 50 cm và nặng 3,3kg, con chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8 cm và của bé trai là 34,3 cm (Theo trung tâm Quốc gia về thống kê y tế mỹ).
2.2. Trẻ 4 ngày tuổi
Qua khoảng 4 ngày sau khi sinh, cân nặng của bé giảm xuống từ 5 – 10%, do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi đi tiểu, đi ngoài.
2.3. Trẻ từ 5 ngày – 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trung bình mỗi ngày bé tăng khoảng 15 – 28g. Đồng thời cân nặng của bé sẽ nhanh chóng đạt được như lúc mới sinh sau 2 tuần tuổi.
2.4. Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi
Những bé từ tháng thứ 3 trở lên, mỗi tuần bé sẽ tăng thêm chừng 225g. Đặc biệt, khi được 6 tháng cân nặng có thể đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
2.5. Bảng do chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi
Đây là lúc mà cân nặng của bé sẽ liên tục tăng chừng 0,5kg. Nhưng nếu những bé bú mẹ sẽ tăng ít hơn. Giai đoạn từ tháng 7 – tháng 12 bé cũng bắt đầu tiêu tốn nhiều calories vì đã học bò, trườn và tập đi. Chiều cao trung bình đạt từ 72 – 76 cm và nặng gấp 3 lần lúc mới chào đời.
2.6. Trẻ 1 tuổi
Khi bé bắt đầu có tuổi, sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như những giai đoạn trên. Nhưng cân nặng vẫn có thể tăng lên từ 225g và chiều cao tăng lên 1,2 cm mỗi tháng.
2.7. Trẻ 2 tuổi
Có thể nói độ tuồi này bé cực nhanh phát triển. So với lúc 1 tuổi, trẻ 2 tuổi sẽ nặng thêm khoảng 2,5kg và cao thêm khoảng 10cm. Từ đây các bác sĩ có thể dự đoán chính xác về chiều cao cân nặng của bé sau này.
3. Bảng đo chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh đối với bé trai và bé gái
Như đã nói, thì cân nặng và chiều cao chính là hai vấn đề các bố mẹ đặc biệt quan tâm. Nhất là trong những giai đoạn đầu đời của bé. Đây là yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện của trẻ. Để biết bé nhà mình đang ở mức nào, các bạn có thể theo dõi bảng đo chiều cao cân nặng chi tiết dưới đây.
3.1. Bảng đo chiều cao và cân nặng của bé trai
Vì sao người ta lại phân chia tiêu chuẩn về chiều cao cân nặng riêng cho bé trai và bé gái? Bởi khi mới sinh não của bé trai đã nặng hơn bé gái khoảng 10%. Và cân nặng lúc mới sinh của bé trai cũng nhỉnh hơn so với bé gái. Ngay cả chiều dài và chu vi vòng đầu cũng lớn hơn. Mẹ có thể thao dõi chi tiết ở các bảng sau.
3.2. Bảng đo chiều cao và cân nặng của bé gái
Bảng đo chiều cao và cân nặng của bé gái có tiêu chuẩn thấp hơn so với bé trai một tí. Kể cả bảng cân nặng chuẩn quốc tế theo WHO hay bảng cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam, đều chia bảng chiều cao cân nặng cho bé trai và bé gái riêng. Do, đặc điểm về giới tính, thể chất nên có sự riêng biệt này. Cụ thể được thể hiện trong hai bảng như sau:
4. Làm sao để trẻ sơ sinh phát triển chiều cao và cân nặng đều đặn
Cân nặng, đặc biệt là chiều cao vượt trội luôn là một lợi thế đối với trẻ. Vì thế, bên cạnh việc giúp con phát triển về trí não, sức khỏe mẹ cũng nên có những biện pháp để kích thích cải thiện chiều cao, cân nặng của bé. Đặc biệt, nếu những chỉ số này của trẻ sơ sinh mãi không có biến chuyển thì càng phải chú ý hơn. Bởi đây có thể là dấu hiệu ảnh báo sức khỏe bé. Một số cách nên áp dụng đó là:
4.1. Giúp bé ngủ thật ngon giấc
Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh lúc ngủ là lúc trử lớn lên. Khi bé ngủ đủ giấc cả ngày lẫn đêm, ngủ ngon và sâu thì tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Giúp khả năng hấp thụ canxi kéo dài xương và phát triển thể chất toàn diện. Ngược lại, nếu trẻ khó chịu, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Do đó, bạn nên tạo điều kiện cho bé ngủ nhiều, có thể lên tới 20 tiếng/ngày.
4.2. Cho bé bú đúng cách
Với bé sơ sinh, nhất là trong 6 tháng đầu đời thì sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Việc cho bé bú đầy đủ, đúng cách sẽ giúp cơ thể bé dễ dàng tiếp thu đủ nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mình. Với các bé mới sinh, bạn nên cho bú thường xuyên. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 giờ. Khi bé lớn dần hơn, khoảng các bú giữa các lần có thể kéo dài hơn.
4.3. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ của trẻ sơ sinh. Nên, ngoài chế độ sinh dưỡng hợp lý bạn nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin. Như vậy sẽ giúp con phát triển tốt.
Khi bé bước sang tháng thứ 6 và bắt đầu ăn dặm, thực phẩm cung cấp phải đủ 4 chất: chất béo, đạm, bột, vitamin và khoáng chất. Tất cả sẽ dễ giúp bé đạt được chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn theo từng tháng. Bên cạnh đó protein, canxi, vitamin A, D, kẽm, i-ốt,… cũng rất cần thiết. Các chất này có trong thịt bò, thịt heo, cá, tôm, sữa, đậu, rau, cà rốt, cam…
4.4. Masage và cho bé vận động
Trẻ sơ sinh rất thích được massage. Hoạt động này tạo cho bé cảm giác thư giãn, thoải mái. Giúp các cơ, xương khớp trở nên cứng cáp, linh hoạt hơn. Massage còn giúp bé tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn nên bé tăng cân và cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích bé thực hiện các động tác vận động cơ bản như quơ tay, đạp chân, tập lật, bò, tập đi,… Khi đã biết đi, hãy dắt bé dạo chơi bên ngoài, vin vào xe tập đi. Thậm chí là cho con học bơi. Đảm bảo bé sẽ có tầm vóc vượt trội hơn hẳn những bé ít vận động.
Có thể nói, việc theo dõi bảng đo chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh không chỉ giúp bạn biết được tình trạng hiện tại của trẻ. Dựa vào những chỉ số này còn giúp bạn có thể phán đoán và xác định một số bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…Qua đó bạn cũng có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Nhờ vậy bạn có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt kịp thời giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, thông số này chỉ mang tính chất tham khảo, tốt hơn hết theo Vngender.edu.vn bạn vẫn nên thường xuyên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra định kỳ nhé!
Tuyết Nhi